Lịch sử Mặt_trận_Thống_nhất_Dân_tộc_Phản_đế_Đông_Dương

Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế thành lập năm 1936 khi Mặt trận Bình dân Pháp lên nắm quyền, Mặt trận chống phát xít làm mục tiêu chính có tên trên, nhưng giai đoạn đó Chính phủ Pháp ban hành nhiều quyền tự do dân chủ cho xứ thuộc địa so với trước[cần dẫn nguồn], khi đó Đảng đổi hướng sang đòi tự do dân chủ nên tên không phù hợp và ít thuyết phục nên 1938 đổi tên là Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, để khẳng định lập trường hơn hướng đấu tranh tự do dân chủ dân sinh[cần dẫn nguồn]. Thời gian này một số tổ chức hoạt động công khai hay bán công khai, trong đó có Đảng Cộng sản[cần dẫn nguồn]. Các khẩu hiệu mang màu sắc Chủ nghĩa xã hội hay Chủ nghĩa Cộng sản không được nhắc đến trong các cương lĩnh đường lối của Mặt trận.[cần dẫn nguồn]

Năm 1939, Chiến tranh Thế giới lần thứ II bùng nổ. Mặt trận Dân chủ Đông dương bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Cùng với sự đầu hàng thoả hiệp của thực dân Pháp với phát xít Nhật, vấn đề sống còn của các dân tộc Đông Dương đã đặt ra. Tháng 11/1939, Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ đạo, chuyển cuộc vận động Mặt trận Dân chủ thành Mặt trận chống chiến tranh đế quốc với tên gọi chính thức Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương, nhằm "liên hiệp tất cả các dân tộc Đông Dương, các giai tầng, đảng phái, cá nhân có tinh thần phản đế muốn giải phóng dân tộc chống đế quốc, bè lũ tay sai của chúng và vua chúa bản xứ phản bội quyền lợi dân tộc." Các tổ chức phản đế phát triển nhanh chóng dưới hình thức bí mật và công khai.[1]